HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

HOTLINE

0907 981 218

Click to call

Kinh doanh.

SẢN PHẨM MỚI

THÔNG TIN CẦN BIẾT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

icon
Trực tuyến : 2
icon
Hôm nay : 58
icon
Tuần này : 226
icon
Tổng lượt : 97811

Thông tin chi tiết

<< Quay lại

Thay than đá, dầu FO bằng trấu để làm nhiên liệu cho lò hơi, nghiên cứu của TS Nguyễn Thanh Quang, Đại học Bách khoa TP.HCM đã mang lại tiền tỷ cho nhiều doanh nghiệp sản xuất.

Vỏ trấu thay than đá: Doanh nghiệp 'cất két' tiền tỷ

Với một lò bảy tấn /giờ, chi phí nhiêu liệu với trấu chỉ hết 13 triệu đồng/ngày, trong khi với than đá phải mất khoảng 37 triệu đồng/ngày. Còn nếu so với dầu FO thì còn lợi hơn nhiều.

Thay than đá, dầu FO bằng trấu để làm nhiên liệu cho lò hơi, nghiên cứu của TS Nguyễn Thanh Quang, Đại học Bách khoa TP.HCM đã mang lại tiền tỷ cho nhiều doanh nghiệp sản xuất.

Trước đây, đa phần các doanh nghiệp sản xuất sử dụng than đá, dầu FO làm nhiên liệu cho lò đốt. Việc làm này vừa tốn kém do giá nhiên liệu đắt đỏ, lại vừa gây ô nhiễm môi trường. Thấy vậy, TS Nguyễn Thanh Quang, Bộ môn Công nghệ và thiết bị, Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã bỏ ra nhiều năm, chưa kể bỏ cả tiền túi để nghiên cứu công nghệ “lò hơi đốt đa nhiên liệu kiểu tầng sôi”. Đặc điểm của lò hơi này là dùng được nhiều loại nhiên liệu có sẵn, rẻ tiền như trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, rơm rạ, bả mía, than bùn, rác thải…  

Không dễ chào công nghệ mới

TS Quang nhớ lại, năm 2009, khi hệ thống lò hơi nói trên được chế tạo thành công, ông đã đến nhiều doanh nghiệp để thuyết phục họ ứng dụng lò hơi đốt đa nhiên liệu vào sản xuất. Đáp lại lời mời này là những cái lắc đầu dù các đơn vị này đang phải dùng lò đốt bằng dầu FO, hoặc than đá với chi phí cao. 

Không chỉ quan tâm kinh phí đầu tư cho lò đốt mới, đa số các doanh nghiệp đều tỏ ý nghi ngờ và hỏi TS Quang: “Anh đã áp dụng loại lò mới này cho những đơn vị nào rồi?”. “Đúng là hỏi “khó”. Mình mới nghiên cứu xong và đang thuyết phục doanh nghiệp sử dụng, nhưng họ lại hỏi mình câu đó”, TS Quang kể. 

Phải tìm đến doanh nghiệp thứ sáu ở tỉnh Bến Tre và sau nhiều lần thuyết phục, họ mới chấp nhận sử dụng công nghệ lò hơi đốt đa nhiên liệu kiểu tầng sôi. Nhưng để họ đồng ý, bản thân ông phải chấp nhận giá chịu lỗ so với tiền sản xuất.  

Theo TS Quang,  trước khi có sản phẩm lò hơi đốt đa nhiên liệu kiểu tầng sôi do ông chế tạo và đưa vào sản xuất, chưa có cơ sở nào trong nước nghiên cứu triển khai chế tạo lò hơi tầng sôi. 

Phế phẩm thành nhiên liệu

Ông Huỳnh Khắc Nhu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Trà Bắc, tỉnh Trà Vinh - một đơn vị chuyên chế biến các sản phẩm từ dừa cho biết: năm 2009, Trà Bắc thử nghiệm đầu tư một hệ thống lò hơi đốt bằng trấu kiểu tầng sôi bốn tấn/giờ. Sau một năm sử dụng và thấy có hiệu quả kinh tế, Trà Bắc đã đầu tư thêm hai hệ thống có công suất bốn tấn và bảy tấn. Các hệ thống cung cấp hơi đốt bằng dầu FO, than đá sử dụng từ nhiều năm trước đó được công ty cho “nghỉ hưu” sớm. 

Về tính hiệu quả của lò hơi đốt bằng trấu, ông Nhu nói: so với than đá, đốt bằng trấu giảm được 60% chi phí về nhiên liệu. Với một lò bảy tấn /giờ, chi phí nhiêu liệu với trấu chỉ hết 13 triệu đồng/ngày, trong khi với than đá phải mất khoảng 37 triệu đồng/ngày. Còn nếu so với dầu FO thì còn lợi hơn nhiều. Theo ông Nhu, nếu giá trấu có tăng lên gấp đôi thì lò đốt bằng trấu vẫn lợi hơn. Đốt bằng trấu, việc xử lý tro cũng dễ dàng hơn và còn bán được tro cho sản xuất nông nghiệp. Mặc khác, đốt bằng trấu cũng giảm được nguy cơ về ô nhiễm môi trường do khói thải ít so với đốt bằng than đá và dầu FO. 

“Đến nay, đã có trên 70 hệ thống lò hơi đốt đa nhiên liệu kiểu tầng sôi được bán cho các doanh nghiệp. Có 20 hệ thống được bán trọn gói và chuyển giao cho doanh nghiệp vận hành. 50 hệ thống khác được lắp đặt tại doanh nghiệp và bán hơi cho doanh nghiệp sử dụng”, bà Hồ Ngọc Bích Hà, Giám đốc điều hành Công ty Đại Phát, nói. Đại Phát là công ty được TS Quang hợp tác để chuyển giao hệ thống cung cấp hơi cho các doanh nghiệp. 

Qua chứng minh bằng thực tiễn, lò hơi đốt do TS Nguyễn Thanh Quang chế tạo đã đạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học-kỹ thuật VIFOTEC năm 2011.

VIDEO CLIP

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG